Những khó khăn khi quyết định thay đổi công việc, tâm lý khi thay đổi công việc

Những khó khăn khi quyết định thay đổi công việc ? bạn đã từng trải qua chưa ,bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về trải nghiệm của người từng trải qua khi thay đổi công việc.Tâm lý khi thay đổi công việc như thế nào và cần chuẩn bị và lưu ý những gì,chúng ta hay cùng đi phân tích nhé.

Những khó khăn khi thay đổi công việc
Những khó khăn khi thay đổi công việc

Những khó khăn khi quyết định thay đổi công việc

Khi bạn gặp phải khó khăn này nghĩa là bạn đang đứng giữa ngã ba đường , đồng nghĩa bạn đang có quá nhiều sự lựa chọn.Không biết là chuyển việc sang công ty khác làm , hay tiếp tục gắn bó với công ty hiện tại , hay cùng một lúc bạn có vài công ty gọi đi làm cùng một thời điểm vậy lựa chọn nào cho chúng ta ?

Lời khuyên cho bạn ở đây là bạn phải phân tích thật kỹ những cái được và cái mất,cố gắng tìm hiểu thêm những thông tin nơi làm việc mà mình sẽ chuyển đến ,như chế độ tăng lương , văn hóa môi trường làm việc có thoải mái hay khác nghiệt.Nếu có được thông tin của người trực tiếp quản lý bạn thì càng tốt.Khi đó chúng ta sẽ biết rằng bản thân có làm việc được cùng với Ông, Bà này không.

Ngoài ra bạn phải chú ý đến chính bản thân của bạn,về công việc nghề nghiệp và độ tuổi hiện tại của bạn nữa .Bạn đang làm việc ở vị trí nào ,và với vị trí làm việc đó thì bạn có nên chuyển việc hay không ? có nhất thiết chúng ta cần phải chuyển việc.

Nếu môi trường làm việc của bạn cũng không đến nỗi nào , quan hệ đồng nghiệp thân thiên, chế độ lương thưởng cũng ổn ,chỉ một vài mâu thuẫn nhỏ trong công việc thì theo bản thân mình bạn cũng không nhất thiết phải thay đổi công việc ,thay đổi chỗ làm cho vất vả.Trên đây cũng chỉ là một vài lý dó khiến cho bạn gặp những khó khăn khi quyết định thay đổi công việc ,trên thực tế sẽ còn rất nhiều thứ khiến cho bạn phải suy nghĩ

Thời điểm nên chuyển việc-những khó khăn khi quyết định thay đổi công việc

Thời điểm nên chuyển việc sẽ không cố định ,nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.Yếu tố về mặt chuyên môn và các kỹ năng của bản thân đã đủ tốt hay chưa,Tình hình kinh tê, thị trường lao động phát triển ra sao .Dưới đây là một vài thời điểm để bạn có thể tham khảo khi chuyển việc

Thay đổi công việc ở tuổi 30

Đây có lẽ là mốc thời gian đánh dấu sự trưởng thành và phát triển của bạn trong nghề nghiệp,ở độ tuổi này chúng ta mong muốn thoát khỏi sự kìm kẹp của Cấp Trên để phát triển cấp bậc cao hơn.Có quyền tự quyết hơn trong công việc ,nếu như có sự lựa chọn tốt hơn hiện tại và cơ hội phát triển, và chúng ta có đủ năng lực thì chúng ta cần phải ra đi

Có nên thay đổi công việc ở tuổi 35

Đánh dấu sự thành đạt của bản thân trong nghề nghiệp ở tuổi 35 ,thay đổi công việc ở tuổi 35 giúp bạn vươn lên đỉnh cao của sự nghiệp.Đây thật sự là một cơ hội để chúng ta thể hiện được những kinh nghiệm và những kiến thức có được phát huy một cách tối đa trong công việc.

Ở độ tuổi này nếu như chúng ta chuyển việc thì công việc cần phải đảm bảo về mặt vị trí và địa vị ,cộng thêm đó là một chế độ đãi ngộ phải thật sự hấp dẫn thì bạn mới nên ứng tuyển.

Còn khi bạn ở tuổi 40 lúc này có lẽ với vài chục năm đi làm thì tiền bạc không là vấn đề bạn quá lưu tâm nữa ,mà thay vào đó thứ bạn cần thật sự là tiếng nói trong công việc , vị trí trong công ty.ở tuổi 40 khi mà mọi sự năng nỗ không cong nữa mà thay vào đó là sự điềm tĩnh.

Nếu như công việc mới mà bạn muốn chuyển có được là do chính bạn thiết lập được từ mối quan hệ thì bạn cũng có thể xem xét , vì người xưa vẫn có câu nhất quen nhì biết mà.

Lưu ý gì khi chuyển việc

Chuyển việc đồng nghĩa với việc mọi thứ đối với bạn trở nên mới toanh , và chính bản thân bạn cũng là một người mới tại nơi mà bạn vừa chuyển tới làm việc, cho nên sẽ có những điều nhất thiết phải lưu ý nếu không muốn tự làm khó bản thân mình trong môi trường mới.

1.Mối quan hệ với đồng nghiệp mới: Cảnh ma cũ bắt nạt ma mới không phải là chuyện lạ ở con người Việt Nam,khi đến nơi làm việc mới cũng không có ngoại lệ khi ta phải làm việc với những con người như vậy.Trong hoàn cảnh như vậy thì bạn cần phải có kỹ năng để duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với đông nghiệp,hạn chế mọi xung đột trong công viếc đến mức có thể,cố gắng duy trì quan hệ thân thiết với tất cả mọi người

2.Giảm bớt cái tôi trong bản thân: Bạn là người có cá tính hay bạn có tính cách mạnh mẽ thì cũng đừng nên thể hiện ở thời điểm mà chúng ta vừa chân ướt ,chân dáo tới nơi làm việc, hãy thể hiện thái độ luôn lắng nghe và chịu khó học hỏi mọi thứ trong giai đoạn này.Đây cũng là một cách để chúng ta giảm thiểu xung đột trong công việc cũng như có thời gian để quan sát được các mối quan hệ đang có trong nơi làm việc mới, chánh rơi vào trường hợp bị cô lập

3.Không để xảy ra sự cố trong công việc của bạn: Mặc dù bạn vừa mới đến công ty ,nhưng bạn cũng sẽ được giao một vài trọng trách để làm quen dần với công việc tại nơi làm việc mới , cho nên bạn đừng để xảy ra vấn đề gì quá nghiêm trọng ,vì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến bản thân của bạn.Nếu bạn chưa hiểu rõ điều gì đó thì hãy cứ hỏi những đồng nghiệp xung quanh ,không có việc gì phải ngại cả.

Lời kết

Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc có được cái nhìn tổng quan về những khó khăn và thuận lợi khi mà chúng ta quyết định thay đổi nơi làm việc, qua đó giúp bạn có thêm được những thông tin tham khảo để giải quyết được những khó khăn khi quyết định thay đổi công việc